Trong Đông Y có rất nhiều bài thuốc về chữa bệnh đau dạ dày nhưng sử dụng tỏi đen chữa đau dạ dày lại là bài thuốc hiệu quả và an toàn. Tỏi đen được biết đến như một kháng sinh tự nhiên giúp phòng chống nhiều bệnh, nâng cao sức đề kháng ,chống viêm hiệu quả ngăn ngừa viêm loét dạ dày. Vậy tỏi den chữa đau dạ dày như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài viết sau đây.
TỎI ĐEN LÀ GÌ?
- Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men, chậm trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 độ C đến 90 độ C) và độ ẩm (từ 80 đến 90 %) . Thời gian lên men khá dài, kéo dài từ khoảng 60 ngày. Nhờ đó, tỏi trắng được lên men thành tỏi đen và hàm lượng các hoạt chất trong tỏi đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng khi sử dụng.
- Sau quá trình lên men, tỏi đen sở hữu một lượng lớn các hợp chất chống oxy hóa như polyphenol, flavonoid, dẫn xuất tetrahydro–carboline và các hợp chất organosulfur, bao gồm S-allyl-cysteine và S-allyl-mercaptocysteine, so với tỏi tươi.
- Tỏi đen khá dễ ăn, khác hoàn toàn với tỏi trắng, không có mùi hôi và hăng. Tỏi đen có vị ngọt, dẻo, khi bóc không dính tay, được sử dụng hàng ngày để phòng chống nhiều bệnh, nâng cao sức khoẻ.
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH DẠ DÀY
BỆNH ĐAU DẠ DÀY LÀ GÌ?
Đau dạ dày hay đau bao tử (trong tiếng anh là stomach aches) là tình trạng dạ dày bị tổn thương gây ra cơn đau bụng vùng thượng vị. Người bị đau dạ dày sẽ thường cảm thấy đau âm ỉ, không liên tục, khó chịu vô cùng. Cơn đau sẽ xuất hiện khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói, hoặc khi làm việc căng thẳng,…
VỊ TRÍ ĐAU DẠ DÀY
Có 3 vị trí phổ biến mà người mắc chứng đau dạ dày cần quan tâm:
- Đau vùng thượng vị: Là vùng nằm trên rốn và dưới xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài, cơn đau có thể lan sang vùng ngực hoặc xiên ra sau lưng.
- Đau vùng bụng giữa: vùng bụng giữa còn được gọi là vùng quanh rốn, nơi đây chứa nhiều cơ quan nội tạng nên rất khó để phân biệt các bệnh lý tại vùng này. Cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ, có thể lan sang vùng bụng phải. Bệnh nhân thường bị buồn nôn, khó tiêu, ợ chua, đầy bụng,…
- Đau vùng bụng dưới phía bên trái: Bệnh nhân có cảm giác đau khi đói, ăn vào đỡ đau nhưng tức bụng, nóng bụng, khó tiêu, đầy hơi,…
NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU DẠ DÀY
- Do vi sinh vật: Nhiều loại vi khuẩn, nấm gây nên tình trạng viêm loét dạ dày gây đau, xuất huyết, phổ biến nhất là vi khuẩn HP
- Do thói quen ăn uống: Ăn uống không điều độ,không đúng giờ,ăn nhiều đồ cay nóng,nhiều chất kích thích….
- Yếu tố tâm lý: Những người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực thường có nguy cơ đau dạ dày cao hơn những người bình thường.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác do bệnh lý, do dùng thuốc…
TRIỆU CHỨNG ĐAU DẠ DÀY
Đau bụng vùng thượng vị: đây là triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất. Người bệnh thường bị đau rát vùng thượng vị, đôi khi tức ngực.
Buồn nôn: khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương thì dạ dày sẽ bị kích thích, bệnh nhân luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu.
Ợ chua: Một số nguyên nhân làm dạ dày tăng tiết dịch sẽ làm mất cân bằng pH dạ dày, dẫn đến chứng trào ngược thực quản gây nên ợ chua.
Chán ăn: Khi dạ dày không hoàn thành nhiệm vụ của mình, người bệnh sẽ không có cảm giác đói. Điều đó dẫn đến người bệnh cảm thấy chán ăn và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, lâu dần gây suy nhược cơ thể.
Xuất huyết tiêu hóa: Các trường hợp viêm loét dạ dày nặng sẽ gây xuất huyết dạ dày. Biểu hiện là nôn ra máu tươi, phân màu cà phê,… Đây là một dấu hiệu cảnh báo sự nghiêm trọng của chứng đau dạ dày mà bạn không nên xem thường.
TỎI ĐEN CHỮA ĐAU DẠ DÀY NHƯ THẾ NÀO?
Theo đông y :
– tỏi có tính ấm,vị cay mùi hăng,sau khi ủ lên men tỏi có màu đen,vị ngọt dẻo không còn mùi hăng như tỏi trắng, là nguyên liệu phổ biến trong điều trị bệnh đau dạ dày.
– tỏi giúp cân bằng độ PH, kiểm soát tình hình acid trong dạ dày, ngăn ngừa cơn đau thượng vị.
Theo y học hiện đại:
- Tỏi đen có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau, làm lành tổn thương nhanh chóng.
- Chất allicin, acid amin, diallyl sulfide,…trong tỏi có tác dụng tăng cường khả năng kháng khuẩn của hệ miễn dịch, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây viêm loét niêm mạc dạ dày.
- Đặc biệt, chất allicin có khả năng ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn HP – nguyên nhân gây nên viêm loét và biến chứng ung thư dạ dày.
- Hàm lượng vitamin B1, B2, C và các khoáng chất khác có khả năng tiêu viêm, giảm sưng đau, phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa hiệu quả.
- Trong tỏi có chứa một hàm lượng lớn sắt, magie, kali,…giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hấp thụ tốt canxi và các dưỡng chất, giảm bớt áp lực chuyển hóa năng lượng cho dạ dày, hạn chế co bóp, giảm cơn đau thượng vị.
TỎI ĐEN NGÂM MẬT ONG CHỮA ĐAU DẠ DÀY
- Cả tỏi đen và mật ong đều là hai sản phẩm tuy xuất phát từ 2 nguồn gốc khác nhau hoàn toàn, nhưng chúng có một đặc điểm chung là mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho con người đặc biệt trong chữa bệnh dạ dày
- Tỏi đen và mật ong đều chứa các thành phần có khả năng diệt khuẩn cũng như kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, bên cạnh đó tỏi đen kết hợp với mật ong còn có khả năng làm lành niêm mạc dạ dày rất tốt.
- Người bệnh chỉ cần kiên trì sử dụng tỏi đen ngâm mật ong mỗi ngày và kiêng một số đồ ăn chua cay hay có nồng độ axit cao sẽ chấm dứt những cơn đau do bệnh viêm dạ dày gây nên.
ĐAU DẠ DÀY CÓ NÊN ĂN TỎI ĐEN HAY KHÔNG
- Tỏi đen được nhiều người ví như “thần dược” với nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Vậy người thường xuyên bị đau dạ dày có nên ăn tỏi đen không?
- Tỏi đen được nghiên cứu cho thấy có tác dụng như một chất kháng sinh tự nhiên giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm loét, đau dạ dày,… rất hiệu quả.
- Hoạt chất allicin trong tỏi đen được chứng minh làm khả năng kháng khuẩn của hệ miễn dịch cơ thể tăng lên, tốt cho hệ tiêu hóa trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh, nó kìm hãm sự sinh sôi của vi sinh vật gây bệnh, ức chế các tế bào tự do hình thành khối u.
- Vậy Bị đau dạ dày có ăn được tỏi đen không? Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn điều độ và ở mức vừa phải.
TÁC DỤNG KHÁC CỦA TỎI ĐEN
- Tăng cường sức đề kháng,nâng cao hệ miễn dịch
- Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
- Làm giảm mỡ máu, hạ cholesterol máu.
- Thu dọn gốc tự do, chống lão hoá,kéo dài tuổi thanh xuân.
- Chống oxy hóa, chống viêm.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch
- Làm giảm huyết áp cao
- Bảo vệ tế bào gan.
CÁCH SỬ DỤNG TỎI ĐEN
Tỏi đen sử dụng rất đơn giản.Bạn có thể sử dụng ăn trực tiếp hoặc dùng ngâm rượu, ngâm mật ong, làm nước ép, chế biến cùng các món ăn.
LIỀU DÙNG CỦA TỎI ĐEN
Tùy vào từng đối tượng và căn cứ vào nhu cầu sử dụng của mỗi loại bệnh mà các bạn sẽ cân nhắc liều dùng tỏi đen hợp lý. Dưới đây là liều dùng tỏi đen và cách sử dụng để bạn tham khảo:
- Đối với những người bình thường (bồi bổ sức khỏe): 1 – 2 củ/ngày
- Để điều trị táo bón: 2 – 3 củ/ngày.
- Cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa cảm lạnh: 2 – 3 củ/ngày
- Cải thiện giấc ngủ: 1 – 2 củ/ngày
- Đối với trẻ em từ 2 tuổi đến 12 tuổi: 1 củ/ngày, ăn vào buổi sáng
- Những người cần dùng với mục đích hỗ trợ điều trị các bệnh như mỡ máu, tim mạch, tiểu đường… nên ăn từ 1 – 3 củ/ngày
Nếu bạn thích ăn và muốn sử dụng nhiều hơn cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng sẽ có khả năng xuất hiện phản ứng của cơ thể: tiêu chảy nhẹ hoặc nóng trong nếu dùng quá nhiều cùng một lúc…. Vậy nên, tốt nhất chỉ nên sử dụng theo đúng khuyến cáo của các chuyên gia để phát huy tốt nhất công mà không gây lãng phí.
THỜI ĐIỂM ĂN TỎI ĐEN
Tốt nhất nên dùng tỏi đen vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút, nhai thật kĩ và lâu, sau đó nên uống ngay một ly nước lọc để giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tối ưu nhất.
Tuy nhiên đối với người mắc các bệnh về dạ dày thì tốt nhất không nên ăn tỏi lúc đói mà nên sử dụng sau ăn no 1h để không gây tổn thương đến dạ dày và kết hợp chế độ ăn uống họp lý , kiêng đồ cay nóng, chất kích thích để đạt hiệu quả tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: